Thứ sáu, ngày 13 tháng 09 năm 2024
Cập nhật lúc: 27/03/2024

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN KRÔNG PẮC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

     Trong các năm qua, huyện Krông Pắc đã thực hiện tốt các chương trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội, chương trình mục tiêu Quốc gia về Nông thôn mới, chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững. Với số hộ dân trên địa bàn huyện là 51.655 hộ, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 15.869 hộ chiếm 30,72% toàn huyện. Số hộ nghèo là 1.800 hộ, chiếm 3,48%; số hộ cận nghèo 1.537 hộ, chiếm 2,98% tổng số hộ. Lũy kế số hộ nghèo được hỗ trợ tại Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) là 2805 hộ với tổng dư nợ 117.993,12 triệu đồng và hộ cận nghèo là 1792 hộ với tổng dư nợ 79.650,23 triệu đồng tính tới thời điểm tháng 02/2024. Đặc biệt, năm 2023 huyện Krông Pắc đã thực hiện chương trình Hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) miền núi với kinh phí hơn 6,9 tỷ đồng cho 119 hộ ĐBDTTS từ hai kênh đầu tư hạ tầng và kênh sự nghiệp hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào. NHCSXH huyện đã tham mưu Trưởng Ban đại diện NHCSXH ban hành một số văn bản để triển khai thực hiện tốt các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về cho vay vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định 28/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Krông Pắc.

      Cho đến hiện nay trên địa bàn huyện Krông Pắc đời sống của ĐBDTTS đã được cải thiện song vẫn còn nhiều khó khăn, điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp; trình độ nguồn nhân lực so với mặt bằng chung vẫn còn ở mức thấp; thu nhập bình quân đầu người của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp 24,8 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao,… Bên cạnh đó, đa phần người DTTS có nhận thức chưa cao, chủ yếu lao động giản đơn trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến không đạt hiệu quả. 

    Tập trung giải quyết những vấn đề bức thiết về đời sống của ĐBDTTS, như: tình trạng thiếu nhà ở quy chuẩn, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế như: hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ làm nhà ở, hỗ trợ cho vay người ĐBDTTS đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.... Chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. 

    Ngân hàng chính sách xã hội huyện Krông Pắc được thiết kế thành hệ thống chính sách đồng bộ, hỗ trợ đa chiều, giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu trong cuộc sống của người nghèo, đối tượng chính sách khác; hạn chế, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng của Đảng, Nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng trong cả nước và thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc phòng; tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

      Đổi mới hơn nữa nội dung thông tin, tuyên truyền, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, để đồng bào hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tin tưởng thực hiện chính sách giảm nghèo; nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến, đồng thời khơi dậy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng. Phát huy vai trò tích cực của già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững đồng thời với việc  phát huy tinh thần tự lực, tự cường của ĐBDTTS; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; chủ động tích cực vượt khó đi lên…Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, lãnh đạo các cấp, các ngành và ĐBDTTS về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Untitled

2

Ông Nguyễn Xuân Vĩnh – Phó giám đốc NHCSXH huyện Krông Pắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia tại UBND xã Ea Hiu và UBND xã Vụ Bổn 

Ông Nguyễn Xuân Vĩnh - phó giám đốc NHCSXH cho hay: “Công tác thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia rất cần sự quan tâm của chính quyền địa phương, đồng thời cần sự đồng lòng của các tổ chức chính trị xã hội, các ban tự quản, ban dân vận và các Tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn, buôn. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia ở các cấp. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để cùng theo dõi, giám sát quá trình triển khai thực và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với thông tin kiến thức, trực tiếp tham gia, giám sát nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.” 

 

 

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang