Thứ sáu, ngày 18 tháng 10 năm 2024
Cập nhật lúc: 01/07/2024

SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN VAY NHCS HUYỆN

           Gương điển hình làm kinh tế giỏi của hội viên phụ nữ thông qua nguồn vốn vay NHCS XH huyện. Nhận thấy rằng cây trồng trong vườn nhà đã già cỗi và kém năng suất, nên gia đình chị Nguyễn Thị Trang muốn chuyển đổi hướng nông nghiệp mới mang lại lợi ích kinh tế cao và nhanh chóng, ít rủi ro nhất. Đồng thời tái sử dụng được cơ sở vật chất chuồng trại chăn nuôi có sẵn ở gia đình.

11

      Thực tế cho thấy nghề trồng dâu, nuôi tằm có nhiều ưu điểm như: Mức đầu tư không nhiều, nhanh có thu nhập và hiệu quả kinh tế cao; thu hút nhiều lao động ở mọi lứa tuổi và trình độ văn hóa 

           12         13             14                15              16              

         Đặc biệt hơn nữa là mô hình này góp phần rất tích cực vào vấn đề  bảo vệ môi trường vì hầu như không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.Cây dâu cần một độ ẩm nhất định để phát triển nên vấn đề tưới tiêu rất quan trọng Tây Nguyên là nơi có điều kiện sinh thái phù hợp để sản xuất cây dâu tằm với diện tích hơn 10 nghìn ha, chiếm 76,16% diện tích cả nước.

        Bên cạnh những thuận lợi thì cũng có không ít khó khăn.Từ những ngày đầu kinh tế còn khó khăn, xoay xở để mong có nguồn vốn phát triển chăn nuôi,  đối với gia đình chị Nguyễn Thị Trang hội viên phụ nữ thôn phú quý, xã vụ bổn là điều hết sức khó khăn, thông qua hội phụ nữ xã chị được tiếp cận các nguồn vốn của nhân hàng chính sách xã hội huyện Krông păk. chị đã vay 20tr đồng, mạnh dạn trong việc đầu tư giếng nước để phục vụ tưới tiêu. Từ đó chị mạnh dạn hơn trong việc nhận rộng diện tích trồng dâu. Chị Trang tâm sư: ngày đầu chuyển đổi cây trồng sang nuôi tằm gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn kỹ thuật, thức ăn, cách phòng bênh, không đảm bảo nguồn nước để tưới cho cây dâu làm cho cây dâu không phát triển nên bị chết.. nhờ vào sự kiên trì học hỏi, chị đã liên hệ đến các hộ nuôi tằm ở các huyện lân cận để học hỏi kĩ thuật. từ đó việc chăn nuôi không còn là khó khăn đối với gia đình chị.

          Hiện gia đình chị đang có 2 hecta trồng dâu bắt đầu vào thu hoạch được 3 tháng. Một trại nuôi với diện tích 400m2( chuyển đổi từ chuồng trại chăn nuôi cũ).

         Mô hình này cung cấp ra thị trường là kén tằm, mô hình đã đi vào hoạt động và đang mang lại thu nhập dần ổn định và chị đang hoàn thiện dần hồ sơ để thành lập hợp tác xã Dâu Tằm. Trên cơ sở này nhiều hộ dân ở địa phương đang dần chuyển đổi cây trồng già cỗi sang trồng dâu nuôi tằm để cải thiện kinh tế gia đình. 

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang