Thứ hai, ngày 20 tháng 05 năm 2024
Cập nhật lúc: 03/05/2024

TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

Những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách phòng chống và ngăn chặn, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược nâng cao sức khỏe, trí tuệ, tầm vóc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là nguyên nhân tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm suy giảm chất lượng dân số.

PHẦN I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TẢO HÔN, HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG VÀ HẬU QUẢ

1.      TẢO HÔN, HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG - HẬU QUẢ

2.      Tảo hôn: Là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả 2 bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật, cụ thể: nữ chưa đủ từ 18 tuối trở lên và nam chưa đủ từ 20 tuổi trở lên mà đã lấy vợ hoặc lấy chồng là tảo hôn, trái với quy định của pháp luật.

* Hậu quả của tảo hôn  

- Tảo hôn ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm, sinh lý nhất là các em gái; khi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm khi còn thiếu kiến thức sẽ không đảm bảo được vai trò làm mẹ, khủng hoảng về tâm lý, ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn tới thoái hóa và nhiều di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe mẹ và con, trẻ sinh ra nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng, dễ bị tử vong ở lứa tuổi từ 1- 5 tuổi.

- Đối với nam giới do chưa phát triển đầy đủ về thế chất, tâm, sinh lý khi phải làm cha sớm, suy thoái giống nòi, giảm chất lượng dân số.

- Nhiều trường họp do bị ép gả lấy chồng, lấy vợ sớm, đôi nam nữ không được tìm hiểu, sinh buồn chán, bế tắc dẫn đến tiêu cực, ly hôn, ly thân, bỏ đi khỏi địa phương, sa vào tai tệ nạn xã hội, có trường hợp tìm cái chết bằng tự tử...

- Do lấy vợ, lấy chồng sớm không có điều kiện học tập, nâng cao trình độ kiến thức và kinh nghiệm sống, không tiếp cận được với các tiến bộ KHKT, mất cơ hội tìm kiếm việc làm.

- Tảo hôn cũng là nguyên nhân của đói nghèo, trẻ em thất học do cặp vợ chồng trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống, thiếu vốn, cuộc sống gặp nhiều khó khăn cả vật chất và tinh thần, gánh nặng cho cả gia đình và xã hội.

2.      Hôn nhân cận huyết thống:Là hình thức hôn nhân giữa người nam và người nữ trong cùng thân tộc, họ hàng có mối quan hệ huyết thống với nhau theo dòng họ mẹ hoặc dòng họ cha (Hôn nhân có cùng dòng máu trực hệ)

Theo quy định của luật hôn nhân gia đình thì những người có quan hệ thân tộc trong phạm vi 3 đời không được lấy nhau: Đời thứ nhất: Cha, mẹ; đời thứ hai: Anh em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; đời thứ ba: Anh chị em con chú, con bác, con cô con cậu con dì.

* Hậu quả của hôn nhân cận huyết thống

- Con sinh ra hay mắc các bệnh di truyền và dị tật như:

+ Sức đề kháng kém, hay mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh tim mạch.

+ Bệnh mù màu (không phân biệt được màu sắc).

+ Bệnh down (đao), đần độn do thiểu năng trí tuệ.

+ Còi cọc, kém phát triển về chiều cao và cân nặng, giảm tuổi thọ.

+ Hay mắc bệnh bạch tạng, bệnh da vảy nến, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh, nguy cơ tử vong rất cao.

Những căn bệnh này làm suy kiệt sức khỏe, dẫn tới suy thoái nòi giống của cả một dòng họ, một dân tộc.

- Là gánh nặng của gia đình và xã hội:

+ Nhìn nhận ở góc độ xã hội thì hôn nhân cận huyết là trái với quy định của pháp luật, vì vậy những cặp hôn nhân không được pháp luật thừa nhận luôn có tâm lý mặc cảm, thiếu tự tin trong hòa nhập với cộng đồng.

+ Về góc độ gia đình khi có đứa trẻ sinh ra bị dị tật hoặc phát triển không bình thường thì cha, mẹ, họ hàng thân tộc đều chung tâm trạng ái ngại, buồn chán, tốn kém trong nuôi dưỡng, chăm sóc và chữa trị mà không mang lại tương lai gì tốt đẹp, không duy trì được giống nòi, bản thân trẻ sinh ra không được bình thường trở thành gánh nặng cho gia đình.

1.      NGUYÊN NHÂN TẢO HÔN, HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG 

2.      Nguyên nhân khách quan:

- Thứ nhất: Do ảnh hưởng của những quan niệm, phong tục tập quán lạc hậu: Đã ăn sâu trong nhận thức của người dân từ nhiều đời nay, chi phối mạnh mẽ trong đời sống, sinh hoạt của phần lớn đồng bào các dân tộc thiếu số; cụ thể:

* Về tảo hôn: Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, việc kết hôn còn nặng về phong tục, tập quán; việc lấy vợ, lấy chồng chỉ cần sự đồng ý của những người đứng đầu trong dòng họ, cha mẹ hai bên nam, nữ (thủ tục làm lý) và sự chứng kiến của họ hàng, làng xóm công nhận, các gia đình thường dựng vợ gả chồng cho con từ rất sớm (15 - 17 tuổi, thậm chí 13- 14 tuổi). Vì chưa đủ tuổi theo luật định nên việc kết hôn không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ đó sinh ra lẩn tránh hoặc lách luật dưới nhiều hình thức khác nhau như cưới chui, làm lý cúng tổ tiên bỏ qua cưới, chờ đủ tuổi đến chính quyên đăng ký và khai sinh cho con, hoặc khai sinh cho con không khai bố...

+ Quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy; hứa hôn, sớm có chỗ cho con thành vợ, thành chồng.

+ Tục lệ bắt vợ, tục “nối dây”, dẫn đến cưỡng ép hôn nhân sớm.

+ Lấy vợ lấy chồng sớm để có thêm lao động, để có con đàn cháu đống, bậc cha mẹ sớm được lên chức ông, bà... Nữ sớm có chỗ dựa (không sợ ế), nam lấy vợ sẽ nhanh chóng trưởng thành trụ cột, sớm ra ở riêng vì còn đông em trong nhà...

+ Học sinh sau khi học, cơ hội tìm kiếm việc làm khó khăn, tư tưởng các bậc phụ huynh và học sinh bỏ học về đi lao động và lấy vợ, lấy chồng để ổn định cuộc sống...

* Về hôn nhân cận huyết thống:

+ Quan niệm cứ khác họ là lấy nhau được, vì vậy con anh, con cô, con chị, con dì ở ngay đời thứ 2, thứ 3 lấy nhau thành vợ, chồng còn khá phổ biến.

Tục lệ thách cưới cao dẫn đến quan niệm kết hôn trong họ tộc sẽ thách cưới ít hơn và để lưu giữ tài sản trong gia đình dòng họ, không mang của cải đi, hoặc chia của cải sang họ khác.

+ Quan niệm trong họ hàng lấy nhau, được gia đình, bố mẹ, con cái hai bên đùm bọc, thương yêu, dễ bảo ban nhau hơn...

+ Nhiều cộng đồng dân tộc sống khép kín trong địa bàn một xã, hoặc 1 thôn ở vùng cao, ít giao tiếp ra bên ngoài, thanh niên lớn lên lấy vợ, lấy chồng quanh quẩn ngay trong dòng tộc...

+ Do đông con nhiều cháu, biết có họ hàng gần, nhưng vì lý do các cặp con cháu yêu nhau, trót lỡ rồi nên bố mẹ, họ hàng đành phải chấp nhận...

- Thứ hai: Do tác động, ảnh hưởng của sự phát triền xã hội và lối sống thời hiện đại.

- Thực tế cuộc sống hiện nay, khi đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần ngày càng được nâng cao, cùng với sự bùng nổ về công nghệ thông tin, mạng xã hội, điện thoại di động, băng, đĩa hình và các văn hóa phẩm độc hại đã tác động đến quan niệm sống tự do của lớp trẻ, không còn giữ gìn thuần phong mỹ tục theo quan niệm đạo đức xưa. Vì vậy trai, gái dễ gần gũi như vợ chồng và làm gia tăng tỉ lệ mang thai sớm. Đây cũng là nguyên nhân khách quan làm gia tăng tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Để tránh tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn xã Quang Tiến đối với mỗi người dân cần:

- Tập trung xây dựng và thực hiện nghiêm túc Quy ước của thôn, làng.

- Tự giác chấp hành các nội quy của địa phương. Phát huy tính tự quản của dòng họ, gia đình; vận động nhân dân không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật nói chung và chính sách dân số nói riêng.

Để thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các giải pháp trên cần có sự tham gia vào cuộc của toàn xã hội và sự chủ động, tích cực của mỗi chúng ta để từng bước nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe cộng đồng.

- “Vì sự phát triển bền vững của mỗi gia đình không tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống”.

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang